Niềng răng là một quá trình kéo dài từ 18 đến 30 tháng. Khi mang niềng răng, bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn. Những kinh nghiệm niềng răng hữu ích từ các chuyên gia nha khoa dưới đây sẽ giúp cho hành trình chỉnh nha của bạn nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Khi niềng răng, bệnh nhân thường lo lắng rất nhiều vấn đề và cần được giải đáp để chắc chắn sẽ được khắc phục đảm bảo nhất. Để bạn có thể yên tâm khi điều trị, xin cung cấp đến bạn những vấn đề thường gặp và kinh nghiệm niềng răng cụ thể giúp vượt qua thời gian chỉnh nha an toàn và thoải mái nhất.
|
Kinh nghiệm niềng răng hữu ích từ các chuyên gia |
Kinh nghiệm niềng răng khi bị đau nhức
Khi bạn bắt đầu niềng răng, cảm giác đau nhức chung chắc chắn sẽ xuất hiện trong miệng và trên răng. Đây là do bộ khung niềng tạo áp lực lên toàn bộ hàm và đau nhức có thể kéo dài từ 3-5 ngày đầu tiên. Bạn đừng lo lắng và hãy súc miệng bằng nước muối loãng pha ấm để giảm đau.
Nếu bạn đau quá nặng không chịu đựng được thì có thể dùng Ibuprofen hoặc Tylenol theo liều lượng khuyến cáo mỗi 4-6h. Trung tâm cũng sẽ cung cấp tấm cắn để bạn chèn vào trong, cắn lên sẽ đỡ đau nhức.
Môi, má và lưỡi cũng có thể bị kích thích từ 1-2 tuần cho đến khi quen với bề mặt của niềng răng.
Kinh nghiệm niềng răng khi có cảm giác răng lung lay
Khi niềng răng bắt đầu phát huy tác dụng bạn sẽ nhận thấy răng của mình có vẻ yếu đi và biểu hiện như bị lung lay. Đây là dấu hiệu mong đợi khi điều trị nên bạn đừng lo lắng. Răng phải nới lỏng thì mới có thể được dịch chuyển về vị trí cần thiết. Khi đã ổn định thì phần chân răng sẽ lại cứng rắn trở lại ở vị trí mới.
|
Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ căng chỉnh lực kéo |
Tái khám đúng lịch hẹn
Khi răng dần dần sắp xếp lại vị trí thì chốt gắn trên mặt răng, dây thun cũng như dây cung môi sẽ lỏng lẻo hơn. Điều này xảy ra thường xuyên và nằm trong dự tính của bác sỹ điều trị. Vì vậy bạn cần phải tái khám đúng lịch hẹn để bác sỹ vặn lại chốt, căng chỉnh lại lực kéo của dây để tiếp tục quá trình điều trị một cách chuẩn xác.
Kinh nghiệm vệ sinh răng miệng
Điều quan trọng hơn bao giờ hết là đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để giữ răng cũng như nướu khỏe mạnh khi đang điều trị chỉnh hình răng. Bệnh nhân không có khả năng giữa răng sạch sẽ có thể yêu cầu khám thường xuyên hơn để bác sỹ làm sạch chuyên nghiệp. Tốt nhất là ngoài khi thức dậy – trước khi đi ngủ, bạn nên chải răng sau mỗi bữa ăn để tránh thức ăn giắt lại giữa kẽ răng cũng như
niềng răng mắc cài , gây nguy cơ sâu răng cũng như các bệnh răng miệng khác tăng cao.
|
Kinh nghiệm vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh bị nha chu |
Chú ý khi tham gia các hoạt động
Kinh nghiệm niềng răng khi chơi thể thao là bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ cũng như trang bị miếng bảo vệ miệng. Đây là lời khuyên hữu ích đặc biệt với những bạn chơi các môn thể thao cần hoạt động hay va chạm mạnh như bóng rổ, bóng đá, tennis…nhằm bảo vệ nụ cười của bạn.
Trong trường hợp xảy ra tai nạn liên quan đến mặt, kiểm tra miệng và các thiết bị ngay lập tức. Nếu răng lung lay hay các thiết bị hỏng, chảy máu hay chấn thương vùng môi – mặt, bạn hãy giữ bình tĩnh, đặt băng gạc kiểm soát chảy máu cũng như khu vực sưng, tìm giúp đỡ từ cấp cứu trước và gọi đến trung tâm nha khoa của bạn. Nếu bạn bị gãy một chiếc răng thì làm sạch, giữ ẩm và mang đến cho trung tâm nha khoa để tiến hành trồng lại răng.
Kinh nghiệm niềng răng trong chế độ ăn uống
Một vài ngày đầu khi mới đeo niềng răng, bạn nên ăn những thực phẩm mềm như súp, cháo, các loại nước hoa quả ép. Tuy nhiên sau này, tập luyện với những loại thực phẩm bình thường một cách thường xuyên sẽ làm giảm thời gian cũng như mức độ đau nhờ lực nhai. Bạn chỉ cần tránh các loại thịt quá dai, bánh mỳ cứng và rau sống, không chỉ để bảo vệ răng mà còn để bảo vệ thiết bị niềng răng bạn đang đeo.
|
Kinh nghiệm niềng răng trong chế độ ăn uống |
Một số loại thực phẩm cần tránh:
- Thực phẩm dai: Bánh mỳ tròn, bánh mỳ cuộn cứng, thịt dai…
- Thực phẩm giòn: bỏng ngô, khoai tây chiên, nước đá, các loại thức ăn có hạt rắc khô ngũ cốc…
- Thực phẩm dính: kẹo caremel, kẹo cao su, mạch nha…
- Thức ăn cứng: các loại hạt (lạc, hạt dẻ…), bánh kẹo
- Các loại thực phẩm phải cắn mạnh: táo, cà rốt, bắp ngô…
Comments[ 0 ]
Post a Comment